SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN HÀNG VI CHO TRẺ

17:43 - 03/09/2019 1057

Sơ đồ được biên soạn bởiThạc sỹ Mầm non Vicki Fraser, là Giám đốc Đào tạo của Trường Cao đẳng Mầm non Quốc tế (Úc). Cô có nhiều năm kinh nghiệm dạy mầm non, làm Giám đốc trường Mầm non, đào tạo giáo viên mầm non, trong đó, một phần kinh nghiệm không nhỏ là Tư vấn cho bố mẹ trong các cách nuôi dạy con. Cô Vicki đang có chuyến thăm Việt Nam nơi Cô sẽ có buổi nói chuyện với Giáo viên và bố mẹ về những vấn đề bố mẹ quan tâm nhất hiện nay: Làm sao để giúp con phát triển tốt nhất trong những năm đầu đời này. Hãy đến lắng nghe cô Vicki tại Hội thảo về lứa tuổi mầm non, tổ chức tại Trung tâm Đào tạo TGM, Tầng 6, Trường Tiểu học Ngôi sao Hà nội, Lô T1, Trung Hòa Nhân Chính, Hà Nội vào hồi 9h sáng ngày Thứ 7, 11/5/2013. Đăng ký và gửi các câu hỏi (nếu có) về địa chỉ [email protected] trước ngày 10/5/2013. Vào cửa miễn phí. Thông tin chi tiết xem trên www.justkids.com.vn    

SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN HÀNH VI CỦA TRẺ - THẠC SỸ VICKY FRASER

Hướng dẫn hành vi bắt đầu từ:

  • Sự nhạy cảm 
  • Sự nhất quán
  • Kiến thức về các hành vi phù hợp với độ tuổi

Tất cả các hành vi của trẻ là để chuyển tải một nhu cầu.

Nhu cầu của trẻ:

-          Sinh tồn

-          Yêu thương và gắn bó

-          Quyền lực

-          Vui chơi

-          Tự do

 

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi:

 

  • Tính cách của trẻ - nhút nhát, bốc đồng, ồn ào, hay nổi giận….
  •  Kỹ năng xã hội – trẻ có thể đơn giản là chưa biết cách thể hiện khác.
  • Căng thẳng trong gia đình- các vấn đề bất an liên quan đến cảm xúc trong gia đình.
  • Tình huống cụ thể - trẻ bối rối, cảm thấy chán, không làm được việc nào đó khi được yêu cầu….

Trẻ em phản ứng tốt nhất khi yêu cầu đưa ra Rõ ràng.

Sẽ có ích cho trẻ khi chúng ta:

Kiên định với “Không” khi chúng ta cần thế và phải nhất quán với điều đó.

Bảo đảm trẻ chú ý khi chúng ta nói “Không” và sau đó thì chuyển đứa trẻ ra khỏi hoạt động hay vị trí hay là gợi ý cho trẻ lớn hơn nguyên nhân và hậu quả.

Hãy nhớ là trẻ con cần và muốn sự chú ý của bạn. Khi chúng có được sự chú ý nhờ các hành vi “hư”, chúng sẽ “hư”. Khi chúng có được sự chú ý nhờ những hành vi ngoan, chúng nó sẽ cảm thấy đáng để ngoan

 

Người lớn có thể làm gì???

Khi trẻ con làm những điều mà chúng ta nghĩ là “hư”, thỉnh thoảng chúng ta không dừng lại và nghĩ – chúng ta chỉ phản ứng lại rất nhanh. Hãy thử những câu hỏi sau:

  1. Đây có thực sự là “hư”? – Hành động này có nghiêm trọng, nguy hiểm về mặt thể chất, làm tổn thương người khác?....
  2. Có thể mình đã hành động thái quá? Có thể mình bị mệt và căng thẳng?
  3. Tại sao trẻ lại làm vậy?
  4. Các phương án khác mình có thể có?
  5. Điều gì sẽ giúp đứa trẻ nhất?
  6. Mình có thể làm gì để ngăn chặn điều này xảy ra lần nữa?

Các phương án thay thế bạn có thể s dụng để quản lý hành vi:

  • Lờ đi một số sự việc
  • Đánh lạc hướng trẻ bằng cách đưa ra một cái gì khác để làm
  • Đưa trẻ ra khỏi nơi gây nên rắc rối
  • Nói “Không” một cách kiên quyết và đưa ra nguyên nhân đơn giản và gợi ý trẻ làm một cái gì đó khác.
  • Hậu quả.

Gợi ý

 

  • Cố gắng đưa ra hành vi mẫu bạn cần trẻ có;
  • Nhất quán;
  • Khen nhiều hơn là “phạt”;
  • Tránh những cuộc “đối đầu” mà bạn không thể chiến thắng;
  • Giúp trẻ giãi bày cảm xúc của mình để cảm xúc không bị dồn nén;
  • Cố gắng nhìn nhận hành vi trong hoàn cảnh của cả một n

Tin liên quan